4 Bước Phục Hồi Ghế Sofa Da Hiệu Quả Nhất Nên Biết

Sau một thời gian sử dụng, dù có cố gắng, giữ gìn và bảo quản, vệ sinh sạch sẽ đến đâu đi chăng nữa thì việc bộ bàn ghế sofa da nhà bạn trông bị cũ đi hay sờn rách là điều rất khó tránh khỏi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến việc này: bụi bẩn, thời gian… và vô số những tác nhân bên ngoài khác khiến cho bộ sofa trông ngày càng thảm hại. Vậy làm thế nào để phục hồi ghế sofa da mà không cần phải thay vỏ bọc hay mua mới. Đừng lo lắng, bài viết này sẽ hướng dẫn các bạn chi tiết từng bước để phục hồi ghế sofa da nhà mình trở lại đẹp đẽ như vừa mới mua nhé.

TÓM TẮT

Bước 1: Vệ sinh sạch sẽ bộ ghế sofa da

Đây chính là bước đầu tiên mà bạn cần phải thực hiện khi muốn phục hồi ghế sofa da nhà mình. Bởi, chỉ có những bộ sofa sạch sẽ mới khiến cho người khác muốn ngồi lên hay nghỉ ngơi thư giãn một cách thoải mái. Thử hỏi, nếu một bộ sofa vừa mùi hôi hám lại vừa bám đầy bụi bẩn, liệu bạn có muốn ngồi lên? Vì vậy, việc làm đầu tiên của công đoạn phục hồi ghế sofa chính là loại bỏ hết những vết bẩn trên bề mặt bằng cách sử dụng khăn vải ẩm, mềm.

Chúng ta sử dụng khăn mềm ẩm để lau qua 1 lượt trên bề mặt. Chúng sẽ lấy đi các vết bẩn cứng đầu hoặc đã khô phần nào. Cung cấp độ ẩm cần thiết cho bước phục hồi lớp da sofa sau này. Nên sử dụng khăn sáng màu không nên sử dụng khăn màu có thể sẽ bị phai màu ra khỏi bộ ghế.

Sau khi đã loại bỏ được phần nào lớp bụi này, chúng ta sẽ tiếp tục sử dụng máy hút bụi, lực hút lớn sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn các vết bụi bẩn còn bám lại, đặc biệt là ở trong các khe hay kẽ của ghế. Đây cũng chính là nơi trú ngụ của vô số các loại mầm bệnh, vi khuẩn nấm mốc nguy hiểm. Sau khi hoàn thành bước này, bạn sẽ thấy được một bộ mặt khá hơn rất nhiều của bộ ghế sofa rồi đấy.

Bước 2: Vá lại những phần da đã bị sờn rách

Bước này sẽ giúp bạn phần nào có thể che đi những vết rách ở trên bề mặt của ghế sofa, khiến chúng “ẩn mình” một cách kín đáo hơn. Trong không ít trường hợp, chỉ cần một vết rách nhỏ ở trên bề mặt ghế thôi cũng sẽ làm bạn cảm thấy ngứa mắt, thậm chí là mất đi toàn bộ vẻ đẹp của cả bộ bàn ghế. Để là việc này, bạn có thể sử dụng những loại keo chuyên dụng để vá ghế sofa. Lưu ý đó là nên tìm loại keo đúng màu, hoặc màu sắc tương đương với vết vá, đừng để làm cho vết rách này không những không được mờ đi, lại còn được làm nổi bật hơn thì quả là phản tác dụng phải không nào.

Để làm tăng thêm độ kết dính, bạn nên sử dụng thêm một miếng da sau khi đã được làm sạch một cách kỹ càng. Sau đó, sử dụng miếng da này để làm lớp lót ở dưới bề mặt của vết rách, mục đích là để tạo một lớp nền khi sử dụng keo để vá ghế sofa. Nhờ đó, lớp keo này sẽ giúp cố định giữa vết rách bên dưới và miếng da vá. Cuối cùng, sử dụng tiếp các loại sơn bóng có màu tương đồng để giúp che đi sự khác biệt ở phần vết rách.

Nếu vết rách nhỏ có thể áp dụng 1 cách khác đó là sử dụng các loại keo vá sofa chuyên dụng hoặc màu chuyên dụng. Chúng sẽ che lấp đi phần nào các vết sờn rách trên sofa nếu chúng vẫn con mỏng và mờ. Những dụng cụ này nên liên hệ với các cửa hàng bán ghế sofa để có thể tìm mua 1 cách chuẩn xác nhất.

Bước 3: Làm bóng lại toàn bộ bề mặt ghế sofa

Khi muốn phục hồi ghế sofa da thì chắc chắn đây là một công đoạn mà bạn không thể bỏ qua. Sau một thời gian sử dụng, lớp da bề mặt của ghế sofa sẽ bị bạc màu hoặc xỉn màu vì bẩn. Đặc biệt là những vị trí có tần suất sử dụng nhiều thì khả năng bị bạc màu sẽ cao hơn. Do đó, mục đích chính của bước này chính là giúp cho bộ ghế sofa nhà bạn có thể lấy lại được vẻ đẹp vốn có như ban đầu. Tuy nhiên, khi thực hiện bước này cần lưu ý, không nên sử dụng bừa bãi các loại dung dịch, hóa chất. Bởi không những không làm bóng lại bề mặt da, thậm chí nó còn có thể phá hỏng toàn bộ lớp bề mặt da, tất cả công sức phục hồi ghế sofa mà bạn đã thực hiện đều đổ sông đổ bể. Chỉ sử dụng những loại dung dịch chuyên dụng để làm sạch và đánh bóng bề mặt da của ghế. Sau một thời gian sử dụng dụng, bề mặt da sẽ ngày càng nhẵn mịn, do đó việc đánh bóng bề mặt để phục hồi ghế sofa cũng trở nên dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều.

Ngoài ra, nếu bạn mua sofa da tại những cửa hàng uy tín và có thương hiệu, thì thường sẽ được tặng kèm chai đánh bóng bề mặt nữa đấy nhé. Bạn chỉ lấy chai này, xịt trực tiếp lên toàn bộ bề mặt của ghế, rất nhanh chóng lớp da này sẽ trở nên sáng bóng như khi vừa mua. Bên cạnh đó, nếu muốn có thêm một lớp bảo vệ lớp bề mặt da bên ngoài, bạn cũng có thể sử dụng thêm kem leather protection cream nhé.

Nếu chưa có sẵn các sản phẩm này có thể sử dụng các vật phẩm khác như sáp ong hoặc vaseline với khả năng dưỡng ẩm khá tốt.

Bước 4: Hong khô lớp hóa chất vừa dùng và sử dụng

Đây chính là bước cuối cùng trong công đoạn phục hồi ghế sofa. Sau khi đã hoàn thành tất cả những bước trên, bạn chỉ cần để sofa ở nơi thông thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp để sofa khô lại là được. Khi khô, lớp phủ bên ngoài bề mặt này sẽ đạt được độ bóng đẹp nhất, giúp cho ghế có thể thể sử dụng trong một thời gian dài tiếp theo. Còn nếu không hong khô mà sử dụng luôn, thì hiệu quả sẽ bị giảm đi đáng kể. Chưa kể đến, việc này còn có thể khiến cho các loại hóa chất dính lên bề mặt da của người sử dụng, gây ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe. Vì vậy, hãy chịu khó chờ đến khi khô hẳn và bay mùi hoàn toàn thì hãy sử dụng bạn nhé.

Chúng ta nên để chúng khô tự nhiên bằng cách đặt vào nơi thông thoáng. Tuyệt đối không nên sử dụng các loại máy sấy hoặc đặt gần nguồn nhiệt nhiệt độ cao hoặc phơi dưới ánh nắng mặt trời. Như vậy lớp da sẽ có khả năng hồi phục 1 cách tốt nhất.

Đừng quên sử dụng các chất dưỡng da để duy trì độ ẩm và tính đàn hồi của sản phẩm. Nhờ đó mà bộ ghế sofa da sẽ ít khi bị sờn rách hoặc nứt nẻ nổ. Định kỳ 1 tuần hoặc 2 tuần phủ chất dưỡng da 1 lần là tốt nhất nhé.

Với những chia sẻ của Blog Đồ Da Dot Com hy vọng rằng khách hàng đã biết cách phục hồi ghế sofa da chuẩn xác nhất. Sử dụng sofa da thật thì việc sử dụng sẽ cần cẩn thận hơn so với sofa da công nghiệp. Ngoài ra nếu sử dụng chất da công nghiệp thì việc phục hồi dễ hơn và nhàn hơn. Nếu cần thêm tư vấn trợ giúp hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn nhé.

Rate this post

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *